Shopmeyeucon bán đồ chơi, đồ dùng cho Bé và Mẹ, đồ dùng tiện ích gia đình
Hotline
098.32.5.32.82
04 66 888 582
04 38 714 538
 Miễn phí giao hàng Nội thành Hà Nội với đơn hàng bất kỳ (Xem thông tin chi tiết).
 Bạn có thể thanh toán online qua Visa, Master Card hoặc Thanh toán khi nhận hàng (COD).
 Thật vậy, bạn đã hoàn toàn yên tâm mua hàng vì bạn có thể đổi hàng sau 07 ngày hoàn toàn miễn phí.
chinh sach ban buon tich điểm giao hang toan quoc chinh sach doi tra UY TÍN ĐÃ ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH ban buon va le NHUNG GI TOT NHAT tang qua 2 ly su cao cap

Thăm dò ý kiến

Shop Mẹ Yêu Con

Hài lòng về sản phẩm

Chất lượng chu đáo

Sản phẩm hiệu quả

Tất cả các ý kiến trên

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Hôm nayHôm nay : 21962

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 756890

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 26187473

Trang nhấtTrang chủ » Tin tức » Trẻ em

Những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em

Đăng lúc: Thứ hai - 17/02/2014 06:24 - Người đăng bài viết: lê ngọc xuyến
Những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em

Cần biết - Sởi là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra và dễ bùng phát thành dịch, rất thường gặp ở trẻ em vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp, nên có khả năng lây lan rất nhanh theo diện rộng.

Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng bệnh sởi

Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có vi rút sởi, sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.

Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày – 2 tuần, bệnh nhân thường có những triệu chứng thường gặp sau đây:

- Lúc mới khởi bệnh trẻ thường bị sốt cao, khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.

- Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

- Ngoài ra trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.

Những biến chứng thường gặp của bệnh sởi

Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, nhất là khả năng bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như sau:

- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 trẻ bị nhiễm sởi.

- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.

- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1000 người mắc bệnh sởi.

- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ.

- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.

- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị xảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

 

Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà

Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.

- Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

- Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi.

- Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

- Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.

- Ngoài ra, một phương pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả và an toàn là sử dụng vắc xin để tiêm ngừa cho trẻ.

Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi

- Phòng bệnh bằng vắc-xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, theo chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (gọi tắt là EPI).

- Tuy nhiên theo các nhà khoa học, việc tiêm một mũi vắc-xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỷ lệ trẻ tiêm phòng bệnh bị “sót” cũng như tỷ lệ được miễn dịch của vắc-xin này cũng chỉ đạt ở mức 90%. Do vậy, cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi, việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch đạt tới 99%. Vắc xin sởi đã được chứng minh hiệu quả bảo vệ cao sau khi tiêm ngừa, hơn 90% trẻ tiêm ngừa được bảo vệ phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, đây là một vắc xin rất an toàn vì rất hiếm hoặc hầu như không có trường hợp nào xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau tiêm ngừa.

Nguồn tin: Tuoitre.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Thương hiệu nổi bật

Thiết kế Web Thanh Hóa tủ bếp camera chống trộm camera giám sát tour da nang du lich da nang

  Đang online - Hỗ trợ trực tuyến